Chống Thấm Chân Tường có nhiều phương án tùy theo nguyên nhân khác nhau mà sử dụng cho phù hợp. Chống thấm chân tường giúp ngôi nhà của bạn sạch đẹp hơn tránh được các vết ố , nấm mốc , mùi khó chiu khi bị thấm nước lâu ngày.
Nguyên Nhân Thấm Chân Tường :
- Nước từ đất dâng lên theo những viên gạch và vữa xây thông qua một hệ mà gọi là “mao dẫn”, nó tương tự như dầu thấm qua bấc lên trên. Chiều cao mà hơi ẩm có thể dâng cao phụ thuộc vào độ rỗng của gạch và vữa, mức bay hơi. Vật liệu càng xốp, độ cao của nước xâm nhập vào càng cao.
- Đục bỏ hàng chân tường và đổ bê tông hoặc vữa tự chảy: đục bỏ 20 – 30 cm để tạo ra “giằng móng bê tông mới ngăn hơi ẩm. L> Phương pháp này nghe chừng rất ổn nhưng trong quá trình thi công, việc đổ cách ra như vậy sẽ tạo các khe nối nên hơi ẩm vẫn lọt qua, đồng thời phương pháp này làm rung ảnh hưởng tới kết cấu toàn bộ tường, gây nứt tường.
Phương án CHỐNG THẤM II :
- Đục toàn bộ lớp vữa trát tính từ sàn lên khoảng 0,5 – 1 m, sau đó quét hóa chất gốc xi măng tinh thể, trát lại bằng vữa có trộn phụ gia Latex hoặc các loại khác …. L> Phương pháp này hoàn toàn không triệt để, hơi nước ẩm vẫn trong mạch vữa và tiếp tục mao dẫn lên trên khoảng chân tường đã xử lý, đồng thời tường vữa trát vẫn hút nước, hơi ẩm hoàn toàn xâm nhập vào.
- Đục bỏ hết toàn bộ khoảng tường và quét chống thấm rồi trát lại bằng phụ gia trộn với vữa tốt. L> Phương pháp này rất nhiều công trình dân dụng tại Việt Nam sử dụng nhưng 100% đều bị thấm lại sau 1-2 năm sử dụng. Vì việc trát lại như vậy hơi ẩm hơi nước thấm không xử lý triệt để, tường trát lại dù có phụ gia tốt tới đâu thì vẫn bị nứt rạn nhỏ chân chim và hút nước ẩm nên phương pháp này hoàn toàn không có tác dụng chống thấm chân tường.