Chống Thấm Tường Gạch là vấn đề nan giải gây ra các vết loang xấu xí ,bốc mùi khó chịu. Vậy phải làm sao để bảo vệ ngôi nhà cuả bạn trước những điều đó. Sau đây sẽ là một số phương pháp chống thấm cho tường gạch hiệu quả đơn giản cho ngôi nhà của bạn.
Đầu Tiên Chúng Ta Phải Biết Được Nguyên Nhâm Gây Ra Hiện Tượng Thấm Tường Trong Ngôi Nhà Của Bạn.
Sau Đây Là Những Nguyên Nhân Chủ Yếu :
- Do bản chất của hồ vữa xi măng xốp, mền, nên tính hấp thụ nước tự nhiên cao, và cứ theo nguyên tắc “bấc đèn dầu”, hồ vữa hút nước và lan theo mạch lên trên, cho đến khi không thể hút lên được nữa, thông thường chúng làm ẩm chân tường khoảng 50cm đến 1mét, kể từ cốt nền ẩm, và lớp hồ vữa này càng cũ thì độ thấm càng mạnh.
- Do khi xây, người thợ xây cầm viên gạch theo chiều đứng, đắp vữa lên đầu viên gạch và gạt vữa thành hình tháp rồi đặt viên gạch lên tường đã trải sẵn lớp hồ, thao tác này đã gây ra những chỗ thiếu vữa, đôi khi tạo ra những cái lỗ thậm chí thông sang bên kia tường.
Do không được đánh giá đúng tính quan trọng của việc chống thấm, nên không được tính đến trong thiết kế và hiển nhiên không có biện pháp thi công chống thấm ngay trước khi hoàn thiện công trình.
Tiếp Theo là Phương Pháp Chống Thấm Tường đơn giản:
Chống thấm tường nhà được chia thành hai loại là:chống thấm cho tường nhà cũ và chống thấm cho tường nhà mới..
Nếu tường nhà cũ bị thấm có thể dùng các loại sơn chống thấm để xử lý.
- Trước tiên phải cạo sạch sơn bị bong tróc hay bột bụi bằng bàn chải cứng, sau đó dùng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc của các hãng sơn để rửa sạch khu vực bị thấm.
- Dùng hồ vữa để trám các lỗ hổng và vết nứt lớn, làm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dùng dành cho tường ngoài trời. Để đạt hiệu quả tốt nhất phải đảm bảo cho bề mặt cần sơn được sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm tường dưới 16%. Sau khi chuẩn bị tốt bề mặt thì phủ một lớp sơn chống kiềm, chờ sơn tự khô rồi phủ 1-2 lớp sơn chống thấm lên trên.
Với tường nhà mới :
- Dùng bột trét tường loại dành cho ngoài trời phủ kín bề mặt. Sau đó làm phẳng và láng bề mặt tường, sử dụng dụng cụ chuyên dùng phủ lớp sơn lót rồi mới đến lớp sơn chống thấm. Việc thấm dột từ trần nhà chung cư chủ yếu từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước của các nhà ở tầng trên. Nếu trần chỉ mới bị ố vàng có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ.
- Trong trường hợp trần bị thấm nước nhiều gây dột thì phải khắc phục bằng cách đập bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm. Sau đó phủ bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Cuối cùng trét một lớp ximăng và lát gạch lại như cũ.
- Đối với những mái ngói chưa bị thấm dột có thể dùng các loại sơn chống thấm dành cho mái ngói. Trước khi sơn phải đảm bảo mái ngói được sạch sẽ, không bị bụi bẩn và mảng bám. Nếu mái ngói bị nấm tảo, địa y thì phải xử lý bằng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc. Sau đó dùng cọ, hoặc máy phun phủ lớp sơn lót chống kiềm loại dùng cho ngoài trời. Cuối cùng sơn lớp sơn chống thấm lên bề mặt mái ngói. Riêng những mái nhà bị thấm dột, khi chưa có điều kiện thay mới hoặc sửa chữa hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp tạm thời như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm; kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.
- Tại điểm nứt giữa đỉnh tường và mái, khi không trám bít hiệu quả thì dùng tắc-kê cố định những tấm nhôm mỏng để che nước cho vết nứt. Nếu mái bị dột do lỗ đinh xé toạc thì phải kiểm tra độ võng của xà gồ để cố định lại, sau đó trám bít bằng vữa xi măng.
- Trong trường hợp lỗ hở quá lớn thì phải thay mới các tấm tôn, ngói bị hỏng. Việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn, khi mưa lớn nước không thoát kịp và bị tràn lên mái. Trong trường hợp này phải thay mới máng xối có lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.