Chống Thấm Tầng Hầm và các công trình ngầm là một trong những bước vô cùng quan trọng sau khi hòan thành công trình . Chống Thấm Tầng Hầm cùng với các công trình ngầm giúp có tác động không nhỏ tới tuổi thọ của công , để có thể giúp cho công trinh của bạn hoàn thiện tốt hơn thì sau đây là những yêu cầu bắt buộc cần tuân thủ khi Chống Thấm Tầng Hầm…
I . Chống thấm tầng hầm hiệu quả với kết cấu tầng hầm nằm dưới mặt đất thiên nhiên. Tầng hầm có thể chỉ có một tầng nhà, cũng có thể có nhiều tầng nhà, có thể là một lối đi hay một hầm từ dưới đất.
- Chống thấm tầng hầm thực là chống nước từ dưới nền lên trên và ngầm từ ngoài tường vào trong.
- Nước ngầm ngấm vào tầng hầm có 2 loại là nước ngầm thường xuyên và nước ngầm không thường xuyên.
- Nước ngầm thường xuyên là nước ngầm luôn có thường trực xung quanh phần ngầm của công trình. Nước dưới đất hay đôi khi còn được gọi là nước ngầm là chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau. Một đơn vị đá hoặc các dạng tích tụ vật liệu không cố kết được gọi là tâng chứa khi nó có thể cung cấp một lượng nước có thể sử dụng được (như nước sông lên vào mùa mưa, nước xả lũ…), hoặc trong thời gian mưa dài ngày, nước mưa thấm xuống đất chưa kịp thoát đi ngay. Vì vậy mọi tầng ngầm đều phải có biện pháp chống thấm nước ngầm.
II. Các hình thức Chống Thấm tầng hầm
+Chống thấm chủ động
- Chống thấm chủ động là giải pháp được thực hiện từ phía nước ngầm. Đó là giải pháp áp dụng cho các công trình có điều kiện thi công từ đáy móng trở lên và đào móng xung quanh
- Trong trường hợp này ta đào đất tới cao độ đáy móng rồi tiến hành chống thấm từ dưới lên, từ ngoài vào.
a, Giải pháp thiết kế
- Cho nền: Cấu tạo các lớp chống thấm từ dưới lên như sau:
- Lớp bê tông lót mác . Lớp này không có yêu cầu ngăn thấm nước ngầm;
- Lớp láng vữa xi măng cát chống thấm: Dùng vữa mác 80-100 dày 2cm, đánh màu kỹ. Lớp này tuy là chống thấm ngược, nhưng cũng có tác dụng ngăn thấm từ dưới lên khá tốt;
- Lớp sơn chống thấm lớp này sẽ ngăn tuyệt đối nước ngầm từ ngấm từ dưới lên;
- Lớp giấy cao su dày 3-5mm. Lớp này có tác dụng bảo vệ màng sơn trong quá trình thi công bê tông nền. Nhưng cũng góp phần cản thấm từ dưới lên rất nhiều.
- Bê tông nền: Yêu cầu là phải đặc chắc để không thấm. Đầm lại là giải pháp tốt để đảm bảo bê tông đủ độ chặt chống thấm nước.
- Cho tường: Cấu tạo các lớp chống thấm từ trong ra ngoài như sau:
- Lớp trát trong: Không có yêu cầu chống thấm nước vào;
- Bê tông tường: Yêu cầu phải đủ độ chặt để chống thấm nước từ ngoài vào;
- Lớp trát vữa xi măng cát chống thấm
- Lớp sơn chống thấm
- Lớp đất sét dẻo đầm chặt: Lớp này có 2 tác dụng. Một là ngăn không cho nước ngầm thấm chảy dòng vào đến sơn chống thấm, vì hạt sét mịn có khả năng ngăn thấm cao. Hai là lớp bảo vệ sơn khi đắp đất phía ngoài;
- Đất đắp pha cát
- Tất cả các lớp trên cần được làm đến cao độ mặt đất thiên nhiên.
b, Yêu cầu thi công
- Trong quá trình thi công theo giải pháp thiết kế nếu trên cần thực hiện những yêu cầu sau đây:
- Bê tông tường và nền phải được đầm kỹ, không đầm sót. Bê tông nền dùng phương pháp đầm lại để tăng thêm độ chặt. Bê tông tường cần đổ theo lớp không cao quá 50cm, cuốn dần lên. Mỗi vòng quay không nên kéo dài quá 1h vào mùa hè và 2h vào mùa đông. Không để đá sỏi lăn dồn xuống dưới mỗi lớp đổ, gây rỗ bê tông
- Lớp trát hay láng vữa xi măng chống thấm tốt là làm liên tục, không có điểm dừng. Khi phải có điểm dừng thi công thì phải sử lý kỹ chỗ giáp lai. Nền bê tông nên đánh màu trước. Tường có thể đánh màu khô.
- Lớp sơn chống thấm cần đảo bảo đủ độ dày thiết kế, không có khuyết tật trên mặt lớp sơn.
- Lớp giấy cao su được trải trên lớp sơn sau khi sơn đã khô.Cần giữ gìn, không làm rách màng sơn khi trải giấy cao su.
- Lớp đất sét dẻo được đắp chặt chẽ từng lớp theo chiều cao tường. Yêu cầu là phải đủ chặt để ngăn nước chảy dòng thấm.
- Lớp đất đắp cần được thi công nhẹ nhàng để không làm tổn hại đến lớp đất sét mới đắp. Dùng đất hoặc đất pha cát đầm chặt. Không dùng phế thải xây dựng.
c, Kiểm lại nguyên tắc chống thấm
- Nguyên tắc chống thấm “Tầng tầng lớp lớp’’ ở giải pháp này thể hiện như sau:
- Đối với nền: Nước rất khó thấm từ dưới lên qua lớp vữa láng chống thấm, là tầng thứ nhất. Tiếp đó bị cản lại bởi lớp sơn chống thấm, là tầng thứ 2. Tiếp theo, lớp giấy cao su cũng góp phần ngăn thấm nước, là tầng thứ 3. Cuối cùng là bê tông nền có khả năng chống thấm tốt vì đã được đầm chặt, là tầng 4.
- Như vậy nước muốn thấm từ dưới lên tại một điểm nào đó ở nền thì tại đó phải có khuyết tật đồng thời cả 4 tầng lớp trên. Điều đó là không thể xảy ra.
- Đối với tường: Nước từ phía ngoài không thể thấm chảy dòng qua lớp đất sét dẻo, mà chỉ có thể thấm ẩm. Đó là tầng thứ nhất.
- Lớp sơn chống thấm có khả năng ngăn cản hoàn toàn không cho nước thấm qua. Đó là tầng thứ 2.
- Lớp vữa xi măng đánh màu là lớp vật liệu chống thấm rất tốt, nước không dễ gì thấm qua lớp này. Đó là tầng thứ 3.
- Cuối cùng là lớp bê tông tường đã được đầm chặt nên có khả năng chống thấm tốt. Đó là tầng thứ 4. Nếu là tường xây gạch chặt chẽ, no mạch thì có tác dụng chống thấm tốt.
- Như vậy, một khi nước muốn thấm qua một điểm nào đó trên tường thì tại điểm đó tất cả 4 lớp chống thấm đều phải có khuyết tật trong thi công. Điều đó là không thể xảy ra.
- Từ những phân tích trên cho thấy, giải pháp chống thấm chủ động đã nêu có mức an toàn chống thấm rất cao, gần như là tuyệt đối không thấm. Giải pháp này cho phép có thể có những sai sót chất lượng thi công nào đó cho từng lớp chống thấm mà vẫn không gây thấm qua nền và tường.
+ Chống thấm bị động
- Chống thấm bị động là giải pháp chống thấm được tiến hành ngược, không từ phía nguồn nước thấm, nghĩa là nước ngầm có thể thấm qua nền và tường bê tông. Khi đó nước thấm này được bơm lên hệ thống cống thoát nước công cộng. Giải pháp này dùng cho các công trình thi công trong điều kiện chật hẹp, phải làm tường trước khi đào đất. Đó là công trình cao tầng dùng công nghệ thi công tường bê tông trong đất.Phương pháp này rất hay các bạn nên tham khảo
a, Giải pháp thiết kế
- Vì không có khả năng ngăn nước thấm qua tường bê tông do không thể kiểm soát được độ chặt của bê tông trong đất, nên giải pháp này chấp nhận trường hợp nước ngầm có thể thấm qua tường hoặc nền bê tông vào không gian nhà. Vấn đề còn lại là cấu tạo giải pháp hợp lý để thu nước thấm và bơm lên hệ cống thoát công cộng. Có nhiều giải pháp cấu tạo khác nhau để giải quyết vấn đề này.
- Nước ngầm thấm qua tường và nền bê tông được thu vào rãnh thu nước để dẫn ra hố thu, và được bơm lên hệ thống cống thoát công cộng. Nước thấm từ dưới nền bê tông lên được hệ thống sàn rỗng dẫn ra rãnh thu nước đổ về hố thu. Tường gạch được xây trực tiếp lên nền bê tông, cách tường bê tông trong đất khoảng 15-20cm. Phía trên sàn rỗng khi cần có thể được đổ một lớp bê tông chống thấm dày 6-8cm. Tại nơi tiếp giáp nền bê tông với tường bê tông trong đất cần đặt băng chắn nước mềm để chắn nước ngầm theo khe tiếp giáp thấm lên. Ngoài ra cung cần phun ép hồ xi măng lấp chặt khe tiếp giáp này.
b, Yêu cầu thi công
- Đổ bê tông nền có đầm lại để tăng khả năng chống thấm của bê tông; Đặt bằng vật cách nước tại vị trí tiếp giáp nền và tường bê tông, sao cho bê tông nền có thể ngậm vào bê tông tường trong đất khoảng 10cm. Đổ bê tông nền xong thì tiến hành phun ép hồ xi măng tại khe tiếp giáp tường và nền bê tông trước khi làm các phần trên nền.
- Đổ bê tông nền xong cần kiểm tra xem nền có bị thấm nước chảy dòng không. Nếu có thì tiến hành khoan phụt hồ xi măng nở để đảm bảo nền bê tông sẽ không thấm hoặc chỉ có thấm ẩm. Sau đó mới thi công sàn rỗng phía trên.
- Sàn rỗng có độ dốc nền dẫn nước thấm ra rãnh thu nước
- Lớp bê tông chống thấm trên sàn rỗng được thi công có đầm lại
- Trước khi xây tường cần kiểm tra xem bê tông tường trong đất có bị thấm chảy dòng không. Nếu có thì phải xử lý như đã làm đối với nền. Đảm bảo tường bê tông chỉ có thấm ẩm thì mới xây tường gạch.
- Tại hố thu bố trí máy bơm để bơm nước lên hệ cống thoát nước thấm bị ứ đọng.