Chống Thấm Sàn Mái , sân thượng là công việc vô cùng phức tạp , bạn đã nhiều lần chống thấm sàn mái nhưng sau đó vẫn bị thấm trở lại , bạn muốn tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp hiệu quả nhất để chống thấm sàn mái , sân thượng. Bài viết này tôi sẽ nói cho bạn biết nguyên nhân gây ra sàn mái bị thấm và 2 phương pháp chóng thấm sàn mái tốt nhất.
Nguyên Nhân Sàn Mái Bị Thấm Dột :
- Chất chống thấm sàn mái không có khả năng co ngót theo sự thay đổi thời tiết.
- Lượng keo mỏng không tạo được chiều dày phù hợp với sự co ngót.
- Chất chống thấm bị lão hoá nhanh với ánh nắng mặt trời.
- Tại những vị trí tiếp giáp giữa hai tấm chống thấm chất lượng không tốt, thi công không đạt yêu cầu.
- Không thử nước trước khi lát gạch tàu (kiểm tra lớp chống thấm ).
- Sàn sân thượng có hệ thống thoát nước kém.
- Sàn sân thượng bị đọng nước.
2 Phương Pháp Chống Thấm Sàn Mái , Sân Thượng :
Phương Pháp 1 :Chống thấm sân thượng bằng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh.
Bước 1: Quét lớp tạo dính:
- Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng. Lớp tạo dính được dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông.
- Sau khi lớp tạo dính lót khô tiến hành dán màng chống thấm.
Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum:
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoạc khò phải được úp xuống dưới.
- Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
- Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas. Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.
- Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.
- Tác dụng lực cơ học ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.
Phương Pháp 2:Chống Thấm sân thượng, sàn mái bê tông bằng các sản phẩm dạng quét.
Bước 1: Bão hòa nước và bo góc chân tường:
- Trước khi thi công các sản phẩm dạng quét chúng ta nên bao hòa nước để tránh bê tông háo nước dân đến tình trạng vật liệu chống thấm sẽ không thấm sau vào thân bê tông tạo liên kết.
- Bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng + Sika latex/ latex TH.
- Quét lớp mỏng chống thấm và tiến hành dán lưới thủy tinh bo góc với bê rộng lưới từ 10 – 15 cm.
Bước 2: Thi công chống thấm sân thượng, sàn mái bê tông:
- Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm chúng ta nên thi công 2 hoạc 3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm.
- Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô mặt.
- Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg, do vậy liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2.
- Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.