Một số nhà trước khi hoàn thiện cần phải thi công chống thấm dự phòng để thoát khỏi về sự cố thấm dột và mất công sức, chi phí sửa chữa sau này.
Một số biện pháp chống thấm hiệu quả cho quý khách tham khảo
1. Dụng cụ đẻ thi công chống thấm
– Các dụng cụ dùng để khò bề mặt đáy của tấm trải chống thấm:
+ Máy khò
+ Dụng cụ đục
+ Chổi
+ Dụng cụ đo độ ẩm với tần số cao ( dùng để đo phía bề mặt đáy tấm trải)
+ Máy xát nền ( cho các góc cạnh và đáy tấm trải)
– Các dụng cụ dùng để đo kích thước:
+ Thước đo ( dùng để đo kích thước )
+ Dây đo ( dùng để đo kích thước)
+ Dao ( dùng để cắt màng chống thấm)
+ Dụng cụ kết thúc bề mặt
+ Phấn
+ Các loại kéo
– Các dụng cụ để thi công lớp lót
+ Cọ lớn
+ Cọ nhỏ
+ Con lăn
2. Thi công chống thấm cho sàn mái bằng tấm dán khò nóng và bitum flintkote
Chống thấm sàn mái cho nhà đang hoàn thiện
– Vật liệu
+ Tấm dán nóng do hãng Basf sản xuất
+ Màng chống thấm khò nóng là màng chống thấm Bitum dẻo, được chế tạo sẵn theo một quy trình công nghiệp đặc biệt, thành phần bao gồm hệ thống sợi gia cường, hỗn hợp Bitum tinh chế và hợp chất polymer polylefin.
+ Thứ 2 là nhựa Shell Flintkote, là loại nhũ tương bitum ổn định, một thành phần, không pha sợi khoáng, khi khô tạo thành lớp màng chống thấm đàn hồi, bền vững.
+ Thứ 3 là khí hóa lỏng (GAS) dùng để nung nóng.
– Thi công chống thấm :
+ Đầu tiên là phải làm sạch và bằng phẳng bề mặt trước khi thi công, dùng máy mài và đánh nhẵn những phần lồi lõm do bê tông thừa hoặc vữa bám dính trên bề mặt ,có thể dùng nước rửa sạch lại bề mặt để đảm bảo không còn bụi bẩn bám.Trong khi chờ cho bề mặt khô sạch nước, tiến hành hòa tan Flintkote 3 với nước.
+ Khi hòa xong thì dùng chổi quét sơn hoặc ru lô quet mỏng và đều hỗn hợp đó lên bề mặt của sàn bê tông cần chống thấm .
Lưu ý là phải quét lên cả tường bo của mặt bằng sàn với chiều cao khoảng 4 Cm. Hỗn hợp sau khi quét khô từ 2 – 3 giờ tuỳ vào điều kiện thời tiết , nước bay hơi hoặc bị sàn bê tông hút thì còn lại một lớp màng nhựa bitum
+ Tiến hành thi công lớp màng chống thấm khò nóng, tấm dán nóng này cấu tạo gồm 3 lớp ,2 nhựa và 1 lớp giấy mỏng. Khò mặt dưới lớp màng chống thấm bằng thiết bị khò bằng gas, dán nhanh phần màng đã được khò xuống bề mặt thi công ngay cùng lúc.Dan nóng bề mặt thi công, hơ nóng chảy lớp nhựa bitum dưới đáy sàn đồng thời với tấm dán cũng làm nóng chảy một lớp của tấm dán và sau đó chúng dinh lại với nhau
+ Khò chặt các mép chồng và ép thật phẳng màng chống thấm sao cho không còn không khí ở lớp dưới màng chống thấm. Lưu y là khi trải với nhưng mái dốc thì nên trải từ dưới lên như lợp mái ngói nhà để tránh nước thấm vào những chỗ tiếp xúc lớp 1 và lớp 2 (giáp lai). Dán lên tường ,lưu ý là phải có khe rãnh thẳng tại vị trí mạch ngừng thi công Bê tông
Cần phải kiểm tra và lại chỗ giáp lai của 2 lớp
+ Dán xong vài ngày đổ nước lên sàn để thử thấm rồi. sau khi thử thấm rồi thì láng một lớp vũa mỏng dày 3 Cm Mác 75 để bảo vệ tấm dán(hoặc lát gạch tùy ý)
3. Quy trình thi công chống thấm dùng hóa chất
Chống thấm nhà đang hoàn thiện bằng hóa chất
Trước khi thực hiện các công đoạn cho việc dùng hóa chất chống thấm ta phải tuân thủ theo đúng các công đoạn chuẩn bị để các bước sau được hoàn hiện hơn:
– Chuẩn bị bề mặt trước khi chống thấm
+ Loại bỏ sạch tạp chất trên bề mặt
+ Đánh bề mặt sạch, không có dầu mỡ.
+ Bề mặt bằng phẳng, sửa chữa những nơi bề mặt bị rỗ.
+ Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.
– Thi công chống thấm
+ Làm ẩm toàn bộ bề mặt trước khi thi công.
+ Dùng hoá chất chống thấm quét lên bề mặt thi công lớp thứ nhất.
– Hoàn thiện chống thấm
+ Thi công 02 lớp, quét lớp thứ hai sau lớp thứ nhất là 4 giờ.
+ Tiếp tục quét các lớp hoá chất tiếp theo cho đến khi không còn thấm.
+ Trát bảo vệ lớp hoá chất đã quét.